Ngô Ngọc Thắng
Nhà thờ La Mã nằm trên địa bàn ấp Bàu Dơi, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Nhà thờ La Mã cách thành phố Bến Tre khoảng 26 km về phía hạ nguồn sông Hàm Luông. Nhà thờ La Mã hiện nay là một họ đạo nhỏ, có khoảng 350 giáo dân, chưa có nhà xứ.
1. Tỉnh Bến Tre – Vị Trí Địa Lý
Bến Tre là một trong 12 tỉnh thuộc đồng bằng miền Tây Nam Bộ, nằm ở hạ nguồn sông Cửu Long. Tỉnh Bến Tre nằm ở vị trí địa lý như sau: Phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh và phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang.
Tỉnh Bến Tre được hình thành và nằm trọn trong ba cù lao là: Cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh, do bốn con sông lớn chảy ngang qua là sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên. Riêng sông Tiền, đoạn sông chảy ngang qua Mỹ Tho nên còn gọi là sông Mỹ Tho. Bốn con sông này cũng là ranh giới tự nhiên chia cắt ba cù lao trên của tỉnh Bến Tre.
Cù lao đầu tiên của tỉnh Bến Tre là cù lao An Hóa, trước năm 1948 thuộc về Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Cù lao này nằm giữa hai con sông Mỹ Tho và Ba Lai, giáp ranh với tỉnh Tiền Giang. Cù lao An Hóa gồm một phần huyện Châu Thành và huyện Bình Đại. Sông Tiền sau khi chảy ngang qua huyện Bình Đại đổ ra Biển Đông, nơi cửa biển gọi là Cửa Đại.
Cù lao thứ hai là cù lao Bảo, nằm giữa hai con sông Ba Lai và sông Hàm Luông. Sông Ba Lai là ranh giới tự nhiên chia cắt cù lao An Hóa và cù lao Bảo, sông Ba Lai khi chảy ra Biển Đông, nơi cửa biển gọi là Cửa Ba Lai. Cù lao Bảo gồm có phần còn lại của huyện Châu Thành, thành phố Bến Tre, huyện Giồng Trôm và huyện Ba Tri.
Cù lao thứ ba và là cù lao cuối cùng thuộc tỉnh Bến Tre là cù lao Minh, nằm giữa hai con sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên. Sông Hàm Luông là ranh giới tự nhiên chia cắt cù lao Bảo và Cù lao Minh. Sông Hàm Luông khi chảy ra Biển Đông, nơi cửa biển gọi là cửa Hàm Luông. Cù lao Minh gồm có các huyện: Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và huyện Thạnh Phú. Cù lao nầy giáp ranh với hai tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long. Sông Cổ Chiên làm ranh giới tự nhiên.
Cửa Đại của sông Tiền, còn gọi là sông Mỹ Tho, Cửa Ba Lai của sông Ba Lai và Cửa Cổ Chiên của sông Cổ Chiên đều thuộc hệ thống sông Tiền, là 3 cửa trong số 9 cửa của dòng sông Cửu Long đổ ra Biển Đông.
Từ bao đời nay, tỉnh Bến Tre bị cô lập hoàn toàn bởi những con sông lớn của dòng Cửu Long như đã nêu trên, nên mọi việc lưu thông ra vào tỉnh đều phải sử dụng một phương tiện duy nhất là phà. Có những bến phà lớn tồn tại qua hàng thế kỷ và được nhiều người biết đến như phà Rạch Miễu, nối từ quốc lộ 1A thuộc tỉnh Tiền Giang để qua tỉnh Bến Tre. Phà Hàm Luông nối cù lao Bảo và cù lao Minh. Phà Cổ Chiên nối từ cù lao Minh thuộc tỉnh Bến Tre, qua sông Cổ Chiên để đến tỉnh Trà Vinh và còn nhiều nhiều bến phà khác nữa.
Vì là vùng cù lao với hệ thống sông rạch chằng chịt, nên ngoài những bến phà, còn có hàng trăm bến đò dọc, bến đò ngang, nằm rải rác trên các con sông lớn, nhỏ. Những chiếc “trẹt”có hình dạng như chiếc phà nhỏ, dùng để đưa khách bộ hành và xe 2 bánh lưu thông qua lại trên khắp các địa phương trong toàn tỉnh.
Tuy nhiên, kể từ năm 2009, tỉnh Bến Tre đã hoàn toàn thay da đổi thịt, sau khi có cầu Rạch Miễu bắt ngang qua sông Tiền thay cho phà Rạch Miễu, nối liền hai bờ Tiền Giang và Bến Tre, cầu Hàm Luông bắt ngang qua sông Hàm Luông nối liền thành phố Bến Tre và cù lao Minh, gồm các huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và huyện Thạnh Phú.
Ngoài ra còn phải nói đến đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, đã góp phần đáng kể rút ngắn thời gian di chuyển và vận tải hàng hóa, làm cho Bến Tre ngày càng gần gủi và thuận lợi trên con đường phát triển.
2. Nhà Thờ La Mã
Nhà thờ La Mã nằm trên địa bàn ấp Bàu Dơi, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Nhà thờ La Mã cách thành phố Bến Tre khoảng 26 km về phía hạ nguồn sông Hàm Luông. Nhà thờ La Mã hiện nay là một họ đạo nhỏ, có khoảng 350 giáo dân, chưa có nhà xứ.
Nhà thờ La Mã trực thuộc giáo hạt Bến Tre, giáo phận Vĩnh Long.
Giáo phận Vĩnh Long được thành lập vào năm 1938, sau khi được tách ra từ Tổng Giáo phận Sài Gòn. Giáo phận Vĩnh Long đã trải qua các vị Giám mục cai quản như sau: Giám mục tiên khởi là Đức cha Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục, sinh năm 1897, thụ phong linh mục năm 1925 tại Rôma, qua đời năm 1984. Ngài làm Giám mục Giáo phận Vĩnh Long trong 22 năm, từ năm 1938 cho đến năm 1960. Sau đó Ngài được chuyển đi làm Tổng Giám Mục Tổng giáo phận Huế.
Vị Giám mục thứ hai là Đức cha Antôn Nguyễn Văn Thiện, sinh năm 1906, Giám mục Vĩnh Long từ năm 1960 đến năm 1968, hiện nay còn đang sống ở Pháp. Vào năm 2006, giáo phận đã tổ chức mừng thọ Ngài 100 tuổi.
Vị Giám mục thứ ba là Đức cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, sinh năm 1914, Ngài làm Giám mục Giáo phận Vĩnh Long trong 33 năm, từ năm 1968 đến năm 2001, Đức cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu hiện đang hưu dưỡng tại Vĩnh Long. Trong giai đoạn nầy, có Đức cha Raphae Nguyễn Văn Diệp, sinh năm 1926 - Ngài làm Giám mục Phó Giáo phận Vĩnh Long từ năm 1975, đến năm 2000, Ngài xin từ nhiệm sau 25 năm phục vụ. Đức cha Raphae Nguyễn Văn Diệp đã qua đời vào năm 2007, thi hài Ngài được đưa về an táng trong khuôn viên nhà thờ Chính tòa Vĩnh Long.
Cũng vào năm 2000, linh mục Tôma Nguyễn Văn Tân được bổ nhiệm làm Giám mục Phó Giáo phận Vĩnh Long. Năm 2001, Đức cha Giacôbê Nguyễn văn Mầu nghỉ hưu, Đức cha Tôma Nguyễn Văn Tân, với quyền kế vị, làm Giám mục Chính tòa Giáo phận với khẩu hiệu “ Hành Trình Trong Đức Ái.”
Giáo phận Vĩnh Long hiện nay trải dài trên bốn tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre và một phần tỉnh Đồng Tháp. Theo thống kê năm 2008, Giáo phận Vĩnh Long có 195.711 giáo dân, 176 linh mục, 59 đại chủng sinh, 31 tu sĩ nam, 573 nữ tu và 471 giáo lý viên.
3. Đường Đến Nhà Thờ La Mã
Nhà thờ La Mã Bến Tre là một trung tâm hành hương nổi tiếng tọa lạc tại xã Hương Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 26km. Đây là một trong ba trung tâm hành hương lớn nhất của Giáo hội Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt khách hành hương mỗi năm.
Các tuyến đường đến Nhà thờ La Mã Bến Tre
Có ba tuyến đường chính để đến Nhà thờ La Mã Bến Tre:
Tuyến 1: Theo Tỉnh lộ 885
Từ thành phố Bến Tre, đi theo trục đường lớn tỉnh lộ 885 khoảng 24km[1]
Từ đường Nguyễn Đình Chiểu, đi thẳng qua cầu Chẹt Sậy thuộc địa bàn huyện Giồng Trôm[1]
Tiếp tục đi thẳng đến khu giáp ranh giữa huyện Giồng Trôm và huyện Ba Tri, tức là Ngã ba Sơn Đốc[1]
Tại Ngã ba Sơn Đốc, quẹo phải và hỏi nhà thờ La Mã[1]
Từ chợ Sơn Đốc, đi thêm khoảng 2km nữa là đến nhà thờ, nằm bên tay trái[3]
Tuyến 2: Theo Tỉnh lộ 887
Đi trục đường lớn tỉnh lộ 887
Chạy thẳng ngang cầu Bến Tre 2 chừng 45 phút đến ngã ba Sơn Đốc - vị trí cắt chéo nhau giữa tỉnh lộ 885 và tỉnh lộ 887
Lưu ý: Đường này còn một đoạn chưa làm xong, đường đá đỏ rất xóc, bụi bay mù mịt và đường đi ngày càng nhỏ dần
Tuy nhiên, con đường này ngắn hơn đường tỉnh lộ 885 và có đi ngang qua đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống[1]
Tuyến 3: Đường vườn qua Phú Nhuận
Đi ngang cầu Bến Tre 2 nhưng đến ngã ba ngay tại trường trung học Phú Nhuận thì quẹo phải
Men theo con đường bê tông đi đường vườn
Đoạn đường này được mô tả là cực kỳ đẹp, thoáng mát, có nhiều cây cỏ, có qua đò nhưng đường rất ngoằn ngoèo
Độ dài cung đường này là ngắn nhất, dọc đường đi bạn có thể mua trái cây và thưởng ngoạn cảnh quê[1]
Lưu ý khi đến tham quan
Theo thông tin từ các nguồn, hiện nay đường đến La Mã khá dễ dàng, chỉ còn khoảng 2km đường hẹp mà xe ô tô chưa vào được[5]. Nhà thờ La Mã còn nằm gần các điểm du lịch khác như Mộ Bà Lê Thị Rí và Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống, nên du khách có thể kết hợp tham quan nhiều điểm trong một chuyến đi.
Nếu muốn tham dự thánh lễ tại nhà thờ, bạn nên lưu ý các thời điểm sau:
- Lễ ngày thường: 17h00
- Lễ Chúa nhật: 10h00
Ngày 13 hàng tháng và thứ bảy đầu tháng có giờ hành hương lúc 10h00[6]
Nhà thờ La Mã Bến Tre không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là nơi có giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn với câu chuyện về bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp linh thiêng.
Ngô Ngọc Thắng sưu tầm và tổng hợp